Chào Bạn

Đã Đến Website

Chúng Tôi

House

Sa Sâm Là Gì? Kiến Thức Về Sa Sâm


Nội Dung Bài Viết

Sa Sâm Là Gì?

Sa Sâm là một loại thực vật có hoa trong họ hao cúc.

Sa sâm có thể chia làm hai loại theo phân vùng địa lý, đó là nam sa sâm, sa sâm việt và bắc sa sâm. Theo wikipedia tiếng việt thì Sa sâm Việt hay còn gọi nam sa sâm, sa sâm namhải cúc trườn (còn theo tiếng địa phương thì được gọi là sâm cát, xà lách biển) (danh pháp khoa học: Launaea sarmentosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Willd.) Sch.Bip. ex Kuntze mô tả khoa học đầu tiên năm 1891.

Sa Sâm Là Gì? Sa Sâm Có Bao Nhiêu Loại

Kiến Thức Tổng Thể Về Sa Sâm – Sa Sâm Là Gì?

Tìm hiểu về khái quát thực vật ở cây sa sâm:

Nên Mua Nam Sa Sâm Ở Đâu và Giá Cả Như Thế Nào Là Chuẩn Nhất

Sa sâm là gì? Cây sa sâm là loài cấy sống lâu năm, rễ cọc mềm. Rễ dài từ 15 đến 25 cm có màu vàng nhạt khi tươi, được phơi khô màu vàng đậm hơn. Ở mỗi gốc cây ngoài có lá trên mặt đất ra thì chúng còn mọc ra từ 2 đến 3 thần bò sợi dài có phân đốt. Những thân bò này được xem như thân giả, mọc dài ra và tại các đốt có thể mọc rễ cắm sâu xuống đất tạo thành cây con mới, cá thể mới riêng biệt.

Lá cây sa sâm được mọc xếp ở gốc thành hình hoa thị, chiều dài của lá từ 5 đến 9 cm xẻ lông chim gồm 7 đến 8 thùy, đặc biệt các thùy tự thon lại thành cuống. Mép lá sa sâm có răng cưa thưa không đều nhau tạo thành hình giống lá bồ công anh hoặc cải cúc(tầng ô) vì chúng đều thuộc họ cúc.

Sa Sâm Việt Nàm Còn Được Gọi Là Gì?

Hoa nam sa sâm hình đầu, có màu vàng được ra ở đốt và gốc cây. Hoa có cuốn ngắn, mọc đơn độc không thành chùm như các loại hoa khác.

Nam sa sâm hay sâm cát hầu như hiện nay chúng mọc hoang ở các vùng ven biển Việt Nam như phổ biến ở các vùng Quảng Ninh, Quản Ngãi, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Bến Tre. Sâm cát với nhiều công dụng tốt nhưng thật sự chưa nhiều quy hoạch trồng và khai thác tập trung.

Trong năm vào tháng 3 đến 4 và tháng 8 đến tháng 9 thì nhân dân tại các vùng ven biển này đào về rửa sạch bằng nước vo gạo sau đó mang đồ chín rồi phơi khô để bảo quản, sử dụng được lâu hơn. Ngoài việc phơi khô trực tiếp thì còn được dùng ngâm với nước phèn chua, phơi cho se lại sau đó xông với hơi nước cho chín trong khoảng hơn 1 giờ rồi mang đi phơi khô.

Thành phần hóa học trong sa sâm và tác dụng dược lý:

Sa sâm là gì và có thành phần dược lý, dược tính thế nào? Trong Sa sâm có chứa tinh dầu, acid triterpenic, polysaccharid, β-sitosterol, dẫn chất của psoralen và scopoletin, nhiều dẫn chất coumarin… có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn.

Nam Sa Sâm Tác dụng Như Thế Nào

Sa Sâm Trong Đông Y Thế Nào?

Bộ phận dùng của Sa sâm trong Đông Y  là rễ phơi hay sấy khô của cây san hô thái (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Nam sa sâm là rễ của loài sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanulaceae).

Mặc dù theo khảo sát cho thấy Sâm cát mọc rất nhiều ở các vùng ven bờ biển Việt Nam nhưng đây vẫn là vị thuốc nhập chủ yếu từ Trung Quốc, vì Việt Nam chưa có quy hoạch trồng và sản xuất vùng nguyên liệu tập trung. Công dụng của nam sa sâm tương tự như bắc sa sâm, nhưng tác dụng dưỡng âm kém bắc sa sâm, tác dụng trị ho lại mạnh hơn.

Những Điều Cần Biết Về Nam Sa Sâm

Trong Đông Y sa sâm là vị thuốc có vị hơi đắng, ngọt hậu, tính mát quy kinh phế vị. Công dụng dùng để dưỡng âm thanh phế, tả hỏa, chỉ thấu, ích vị sinh tân. Sa sâm chủ trị về viêm phế quản mạn tính, ho, ho khan; các bệnh nhiệt bao tân dịch, gầy róc, lưỡi khô, khát nước nhiều.

Sa sâm là một vị thuốc chính vì thế khi dùng có các liều lượng nhất định nhưng từ 10 đến 15 gram và dùng như dạng thuốc sắc (sử dụng phần thân rễ là chủ yếu). Sa sâm có thể dùng độc vị hoặc phối hợp các vị thuốc khác để tăng công dụng lên tối đa.

>>> Xem thêm Công Dụng Của Sa Sâm

Sa sâm kiêng kị với vị thuốc nào và không nên dùng sa sâm trong trường hợp nào?

+ Khi bệnh không phải âm hư phối táo hoặc ho thuộc hàn; Cụ thể hơn khi mắc hội chứng hư hàn không được dùng sa sâm;

+ Không được dùng chung sa sâm với Lê Lô;

+ Không dùng cho bệnh nhân viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan;

Một số các bài thuốc trong Đông Y dùng sa sâm:
+ Ôn bệnh điều biện có bài Bài Sa sâm mạch đông thang bao gồm các vị
Mạch Môn Có Tác Dụng Như Thế Nào?

Mạch Môn

Sa sâm 12-20g, Ngọc trúc 8-12g, Mạch môn 12-16g, Cam thảo 3-4g, Tang diệp 8-12g, Sinh Biển đậu 8-12g, Thiên hoa phấn 8-12g. Bài thuốc sắc và chia uống đều các lần trong ngày.

Bài này có tác dụng thanh dưỡng Phế Vị, sinh tân, nhuận táo. Trị táo khí làm tổn thương đến Phế Vị, Tân dịch bị hao tổn làm họng khát khô, ho khan, ho ít đờm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Trên lâm sàng dùng chữa các bệnh giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, lao Phổi có kèm hội chứng phế âm hư. Tùy theo các chứng mà gia giảm các vị cho phù hợp.

+ Lâm chứng chỉ nam có bài Bài Dưỡng vị thang bao gồm các vị:
Ngọc Trúc Có Tác Dụng Gì

Ngọc Trúc

Sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 10g, Biển đậu sống 20g, lá Dâu 12g, Cam thảo 4g. sắc, chia uống vài lần trong ngày. Tác dụng của bài là ích âm, sinh tân;  chuyên trị nhiệt làm tổn thương đến phần âm, gây phiền táo, Vị âm bất túc biểu hiện miệng lưỡi khô ráo, rêu lưỡi ít hoặc không có, ăn uống không ngon miệng giảm sút, đại tiện khô tảo. Đối với trẻ nhỏ ăn ít, lười ăn, táo bón cũng có thể dùng được bài này.

+ Ôn bệnh điều biện có bài Bài ích vị thang gồm các vị:
Sinh Địa Kết Hợp Với Sa Sâm Như thế NÀo

Sinh Địa

Sa sâm 12g, Mạch môn 16g, Sinh địa 12-20g, Ngọc trúc 8g. Trong khi sắc thuốc nên cho thêm ít đường phèn và chia uống vài lần trong ngày. Bài này có tác dụng ích âm, sinh tân.

Trị nhiệt làm tổn thưng đến phần âm, phiền nhiệt, biểu hiện như họng khô, họng khát, lưỡi ít rêu và khô. Trên lầm sàng được dùng để trị sốt cao trong các chứng nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lâu ngày, trẻ nhỏ chán ăn được xác định vo vị âm hư.

+ Y học tâm ngộ có bài Bài Khải cách tán gồm các vị và liệu lượng như sau:

Sa sâm 15g, Đan sâm 15g, uất kim 5g, Cuống lá sen 3 cái Bạch linh 5g, Xuyên bối mẫu 10g, Cám đầu chày 12g. Dùng sắc nước và chia uống vài lần trong ngày. Bài Có tác dụng nhuận táo, giải uất; trị nghẹn do uất lâu ngày, khí kết, tân dịch khô rảo biểu hiện khi nuốt vào là nghẹn, biểu hiện bặng hơn thì đau nhức và nôn mửa.

+ Thiên gia diệu phương có bài Bài Trị tiêu chỉ khát thang gồm các vị thuốc sau:
Trạch Tả Và Những Thông Tin Công Dụng

Trạch Tả

Sa sâm 15g, Mạch môn 15g, Trạch tả 12g, Thạch hộc 20g, Son dược 30g, Sinh địa 30g, Ngũ vị tử 6g, Tri mẫu 6-20g, Thiên hoa phấn 20g. Dùng sắc, chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc Có tác dụng tư âm, thanh nhiệt, chống khát. Chữa được bệnh đái tháo đường. Tùy theo chứng và biểu hiện gia giảm liều lượng, vị cho phù hợp.

+ Hiệu phỏng tân phương có Bài Tư âm giáng hỏa phương với các vị thuốc sau:
Ngủ Vị Tử Dùng Để Làm Gì

Ngủ Vị Tử

Thục địa 10đ, Sinh địa 10đ, Đan sâm 5đ, Sa sâm 5đ, Thiên môn 3đ, Ngưu tất 3đ, Ngũ vị tử 1,5đ, Thạch hộc 5đ. Với bài này cần lưu ý vị Thạch hộc ta mang sắc trước, sau đó sắc tiếp các vị khác, hòa chung và chia uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc chủ chị âm hư, dương lần, thủy sung hỏa bốc, mạch 6 bô hồng sác, hình thể gầy đen, táo khát, thổ huyết, đổi máu mũi.

Ngoài việc dùng để điều trị bệnh, các chứng bệnh thì sa sâm còn là một vị thuốc bổ dưỡng cực kì tốt và hiệu quả.

Cùng tìm hiểu và khám phá về các phương pháp bổ dưỡng hay cụ thể là các món ăn bổ dưỡng thường dùng.
Sa trúc áp (sa sâm, ngọc trúc hầm lườn vịt)
Lườn Vịt Là Gì? Lườn Vịt Có Tác Dụng Thế Nào

Lườn Vịt

+ Nguyện liệu: Ngọc trúc 30g; Lườn vịt 1 mảng; Sa sâm 30g

+ Cách chế biến: Ngọc trúc và sa sâm được thái vụn nhỏ, cho vào túi lọc; lườn vịt được rửa sách, khử mùi tanh, xắt miếng, xào lên, sau đó cho nước vào, cho túi lọc gồm ngọc trúc và sa sâm vào hầm chung đến khi thịt chín mềm.

+ Cách dùng: Dùng cả thịt và nước. Món này thường dùng cho những bệnh nhân ho phổi táo, miệng khát tim bứt rứt, miệng khô họng rộp vì nhiệt…

Sa sâm chúc (được gọi cháo sa sâm)
Gạo Lứt Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe

Gạo Lứt

+ Nguyên liệu: Sa sâm 15g – 30g; Gạo lức 50 – 100g; Đường phèn một ít.

+ Cách chế biến: Trước tiên sắc sa sâm lấy nước và bỏ bã, cho gạo lứt vào nước sa sâm sắc xong để nấy thành cháo. Nấu đến khi cháo chín thì thêm một tí đường phèn vào và đun thêm một lúc cho tan đều. 

+ Cách dùng: Dùng ăn khi đói. (Đường phèn bỏ vào vì sa sâm có vị ngọt hơi đắng chính vì thế thêm đường phèn bớt vị đắng dễ dùng hơn). Món cháo sa sâm dùng cho người phế nhiệt âm thương, ho khan ít đờm, ho lâu không có đờm, họng khô rào, miệng rộp bỏng hoặc sau khi ốm dậy.

Sa sâm đồn nhục (Sa sâm hầm thịt nạc)
Sa Sâm Là Gì? Kiến Thức Về Sa Sâm 1

Sơn Dược

+ Nguyên Liệu: Thịt nạc 500 – 1000g; Sơn dược 15g; Ngọc trúc 15g; Bách hợp 15g, Bắc sa sâm 15g

+ Cách Chế Biến: Khi mua về thịt lợn được rửa sạch, cắt thành miếng và cho vào nước hầm chung với các bị thuốc trên đến khi thịt mềm nhừ.

+ Cách dùng: Dùng thịt và uống nước. Món này dùng cho người khí âm bất túc, khí đoảm khiếm lực, miệng khô muốn uống, ăn ít.

Sa sâm tâm phế thang (thang sa sâm tim phổi lợn)
Tim Lợn Dùng Làm Thuốc Được Không

Tim Lợn

+ Nguyên Liệu: Phổi lợn 1 bộ, Sa sâm 15g, Hành 25g, Muối 3g, Tim lợn 1 quả, Ngọc trúc 15g

+ Cách Chế Biến: Thái nhỏ các loại sa sâm, ngọc trúc cho và túi lọc. Phổi, tim lợn cần được chế biến kĩ. Sau đó cho tất cả vào nồi đất thêm hành đã thái và nước vào đun sôi, sau đó nhỏ lửa dần để hầm đến khi tim và phổi nhừ thì cho gia vị vừa ăn.

+ Cách dùng: Dùng cả nước và thịt trong nồi. Bài này dùng cho người già phế bư do bệnh ho lâu ngày, tân thương miệng khát, bí ải….

Sa sâm câu kỷ chúc (cháo sa sâm, câu kỷ tử)

+ Nguyên Liệu: Câu kỷ tử 15 – 20g; Một ít đường phèn; Gạo lức 100g; Sa sâm 15 – 20g; Hoa hồng nhung 3 – 5g

+ Cách chế biến: Trước tiên sắc sa sâm để lấy nước sau đó cho gạo lứt và câu kỉ tử vào nấu chín. Khi cháo ở giai đoạn gần chính ta thêm hoa hồng nhung, đường phèn vào là được.

+ Cách dùng: Chia làm hai bữa ăn trong ngày, dùng cho người can âm bất túc, lườn đau âm ỉ lâu ngày, họng miệng khô, đầu choáng váng, măt hoa; trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu vì nhiệt,…

Sa sâm đường đản thang (thang trứng gà sa sâm đường phèn)

+ Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả; Bắc sa sâm 10g; Đường phèn 30gram

+ Cách Chế Biến: Rửa trứng gà và sa sâm sau đó cho vào nồi đất cùng với đường phèn, hầm nhỏ lửa. Sau khi nước sôi tầm 5 phút trứng chín ta đập vỏ và bỏ vào lại nồi. Đun sôi hầm tiếp tục khoảng 30 phút.

+ Cách dùng: Uống nước và ăn trứng gà. Món này dùng cho người phế vị âm hư dẫn đến bệnh ho, ít đờm, khạc ra máu, đau cổ, miệng khát không thiết ăn uống.

Sâm kỷ minh mục thang (thang thuốc sáng mắt sa sâm, kỷ tử)

+ Nguyên liệu: Quyết minh tử 9g; Sa sâm 15g – Ngưu tất 9g (cỏ xước); Mật ong vừa phải; Câu kỷ tử 15g

+ Cách Chế Biến:  Trước tiên dùng ngưu tất, Sa sâm, quyết minh tử, câu kỷ sắc lấy thang, nhào mật ong vào mà uống, ngày 1 thang.

+ Cách Dùng: Uống trong ngày và uống liên tục. Với bài thuốc này dùng cho người bị mắt sưng, bệnh cao huyết áp, đau lưng, mất ngủ, triều nhiệt đổi mồ hôi trộm, mắt nhìn kém,….

Sa sâm ngọc trúc nga nhục thang (thang thịt ngỗng, sa sâm, ngọc trúc)

+ Nguyên Liệu: Bắc sa sâm 15g; Thịt ngỗng 250g; Sơn dược 30g; Ngọc trúc 15g

+ Cách chế biến: Thịt ngỗng được làm sạch, khử mùi tanh. Sau đó cùng cho vào nồi nấu chín với các dược liệu trên.

+ Cách dùng: Sau khi chín nêm thêm muối cho dễ dùng, dùng trong người tỳ âm bất túc, miệng khô không muốn uống nước, bụng cảm thấy nóng sôi ỉa lỏng, ăn ít nhưng vẫn không thấy đói….

+ Sa sâm trùng thảo báo ô qui (sa sâm, trùng thảo, ninh thịt rùa)

Nguyên liệu: Sa sâm 60g; Đông trùng hạ khô thảo (gọi tắt là trùng thảo) 10g; Rùa 1 con 

Cách Chế Biến: Cho tất cả vào nước ninh làm thang, sau đó lấy muối, dầu ăn gia vị vừa.

Cách dùng: Dùng uống thang (nước trong nồi) và ăn thịt rùa. Bài này dùng cho người di tinh, thận tinh khuy tổn, xuất tinh sớm…..

Kết Sa Sâm Là Gì?

Vậy thì qua bài viết trên đây không những giải quyết câu hỏi sa sâm là gì dành cho các bạn mà còn chia sẻ cho các bạn về các kiến thức về công dụng, tác dụng và cụ thể các sử dụng sa sâm như thế nào. Mọi ý kiến có thể gửi đóng góp về với chúng tôi.